Hungary là một nhà nước có chủ quyền ở châu Âu, nằm ở lưu vực Carpathian giáp Slovakia về phía bắc, phía đông giáp Romania, phía nam giáp Serbia, Croatia về phía tây nam, Slovenia ở phía tây, Áo ở phía tây bắc và Ukraine về phía đông bắc.
Với tấm ve may bay gia re di Hungary trên tay, quý khách sẽ được khám phá lịch sử hoành tráng của một quốc gia quyền lực của thế giới phương Tây, đạt một thời kỳ vàng son vào thế kỷ thứ 15.
Sau trận Mohacs năm 1526 và khoảng 150 năm bị chiếm đóng bởi đế chế Ottoman, tới sự cai trị Habsburg và sau đó là một phần quan trọng của liên quân Áo – Hung. Hiện nay, Hungary là một thành viên của những tổ chức quốc tế quan trọng như: Liên minh châu Âu, NATO, OECD và khu vực Schengen.
Hungary và những kiến trúc bất hủ của mình
Chain Bridge
Là một cây cầu treo bắc ngang sông Danube nối phía tây và đông của Budapest, thủ đô của Hungary. Được thiết kế bởi kỹ sư người Anh William Tierney Clark, đây là cây cầu vĩnh cửu đầu tiên trên sông Danube được mở cửa vào năm 1849. Cây cầu tiếp giáp với Cung điện Gresham và Học viện Khoa học Hungary, gần Zero Kilometre Stone và đầu dưới của Castle Hill Funicular, dẫn tới Buda Castle.
Cầu có tên của István Széchenyi – một người ủng hộ chính của dự án xây dựng cây cầu, nhưng người ta thường quen gọi là Chain Bridge. Tại thời điểm xây dựng, nó được coi là một trong những kỳ công của thế giới hiện đại, có ý nghĩa rất lớn trong đời sống văn hóa, xã hội và kinh tế của đất nước. Nó đã trở thành một biểu tượng của sự tiến bộ và kết nối mối liên hệ giữa Đông và Tây. Khi dat ve may bay di Budapest để khám phá thủ đô của Hungary thì nhớ ghé thăm cây cầu này nhé.
St. Stephen's Basilica
Là một nhà thờ Công giáo La Mã ở Budapest, được đặt theo tên của Stephen, vị vua đầu tiên của Hungary. St. Stephen's Basilica là nhà thờ lớn thứ sáu tại Hungary trước năm 1920, ngày nay với nhiều nhà thờ mới, hiện đại hơn được xây dựng nhưng nó vẫn là nhà thờ lớn thứ ba và được rất nhiều quý khách tham quan khi mua vé máy bay đi Hungary.
Nhà thờ cao 96 m, rộng 55 m, dài 87 m được hoàn thành vào năm 1905 sau 54 năm xây dựng, theo kế hoạch của Miklós YBL. Phần lớn của sự chậm trễ này có thể là do sự sụp đổ của mái vòm vào năm 1868, sau đó nó bị phá hủy và xây dựng lại.
Fisherman's Bastion
Pháo đài cổ Fisherman là một công trình kiến trúc pha trộn giữa phong cách tân Gothic và tân Romanesque, nằm trên bờ Buda của sông Danube, trên ngọn đồi Castle ở Budapest, xung quanh nhà thờ Matthias. Nó được thiết kế và xây dựng giữa những năm 1895 và 1902 về những kế hoạch của Frigyes Schulek. từ 1947 – 1948, con trai của Frigyes Schulek – Janos Schulek đã thực hiện những dự án phục hồi sau khi pháo dài bị phá hủy trong Thế chiến II.
Pháo đài nhìn vô cùng hoành tráng với 7 tòa tháp cao có mái nhọn cao vút – đại diện cho bảy bộ tộc Magyar định cư ở lưu vực Carpathian từ năm 896, sân thượng rộng lớn có thể nhìn toàn cảnh của Danube, Đảo Margaret, Pest về phía đông và đồi Gellert. Một bức tượng đồng của István I gắn trên một con ngựa, được dựng lên vào năm 1906, có thể được nhìn thấy giữa Bastion và Giáo Hội Matthias.
Hungarian Parliament Building
Tòa nhà Hungary Quốc hội còn được gọi là Quốc hội của Budapest được đặt tại trung tâm thành phố, một trong những tòa nhà lập pháp lâu đời nhất của châu Âu, là một cột mốc đáng chú ý của Hungary và là một điểm du lịch nổi tiếng của Budapest. Tòa nhà nằm trong Lajos Kossuth Square, bên bờ sông Danube, là tòa nhà lớn nhất ở Hungary và cao nhất ở Budapest.
Tòa nhà đã được thiết kế hướng mặt tiền về phía dòng sông, đây là tác phẩm của nhà thiết kế Imre Steindl trong một cuộc thi quốc tế về tòa nhà quốc hội. Được xây dựng vào năm 1885 và được khánh thành vào dịp kỷ niệm 1000 năm của đất nước trong năm 1896. Khoảng một ngàn người đã tham gia xây dựng, với 40 triệu viên gạch, nửa triệu đá quý và 40 kg vàng đã được sử dụng.
Tìm hiểu về đất nước Hungary qua những công trình kiến trúc cổ kính với nhiều phong cách khác nhau, trải nghiệm những ngày thú vị tại đây bằng những vé máy bay đi Hungary tại những đại lý giá rẻ Aeroflot tại Hà Nội của Vietnam Booking nhé.
Tin liên quan
Tin liên quan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.